VIÊM MẠCH VÕNG MẠC TRONG TRƯỜNG HỢP VIÊM ĐỘNG MẠCH TAKAYASU



Một phụ nữ 25 tuổi, mới được chẩn đoán bị viêm động mạch Takayasa (Takayasu’s arteritis) được giới thiệu đến bệnh viện mắt bởi vì có tiền sử 4 tuần bị giảm dần thị giác không gây đau ở cả hai mắt.

Kiểm tra mắt cho thấy bị suy giảm nghiêm trọng, với khả năng chỉ tiếp nhận ánh sáng ở mắt phải và kiểm tra di chuyển tay (hand motion) ở mắt trái. Kiểm tra đèn khe (slit-lamp examination) cho thấy các đoạn trước bình thường. Kiểm tra soi đáy mắt (Funduscopic evaluation) cho thấy suy giảm tuần hoàn ở các động mạch và tĩnh mạch võng mạc. Chụp mạch võng mạc (fundus fluorescein angiography) cho thấy máu tuần hoàn ở võng mạc bị ngắt đoạn (Ô hình A, và Video 1).

Viêm động mạch Takayasu là một bệnh viêm các mạch lớn, thuộc hệ thống và hiếm gặp. Suy giảm thị lực được xem có liên quan đến mạch cảnh và các động mạch đốt sống cổ (vertebral artery) cũng như các nhánh của chúng dẫn đến tình trạng giảm áp suất tưới máu (perfusion pressure = huyết áp trung bình – áp suất trong mắt) ở mắt.

Bệnh nhân này đã được tiến hành đặt ống stent nội mạch qua da (percutaneous endovascular stenting) ở động mạch cảnh chủ (common carotid) và các động mạch đốt sống cổ, và bắt đầu được điều trị bằng các loại glucocorticoid và azathioprine.

Vào lần khám theo dõi 4 tuần sau đó, bệnh nhân đã được chụp mạch võng mạc lần nữa và kết quả cho thấy rằng tuần hoàn máu ở võng mạc đã được cải thiện và không còn bị ngắt đoạn (Ô hình B, và Video 2). Thị lực ở mắt trái là 20/400, và khả năng tiếp nhận ánh sáng vẫn chỉ ở mắt phải.


Priya Bajgai, Thạc sĩ khoa học
Ramandeep Singh, Thạc sĩ khoa học
Post Graduate Institute of Medical Education and Research, Chandigarh, Ấn Độ


Nguồn (Source):

https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMicm1711036


Lưu ý: Các kiến thức y học trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không nên sử dụng trong các trường hợp cấp cứu, chẩn đoán, hoặc điều trị cho các trường hợp bệnh. Các trường hợp bệnh nên được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ y khoa có giấy phép hành nghề. Hãy gọi cho số điện thoại khẩn cấp ở địa phương (chẳng hạn như 911) cho tất cả các trường hợp cấp cứu y tế.